Viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Tìm hiểu chung Viêm vùng chậu là gì?

Tìm hiểu viêm vùng chậu là gì?
Tìm hiểu viêm vùng chậu là gì?

Viêm vùng chậu (PID) hay còn gọi là viêm đường sinh dục trên. Đây là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.

Bệnh này xảy ra do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng có xu hướng lây lan dễ nhất trong khi đang hành kinh. Viêm vùng chậu có thể gây sẹo cho ống dẫn trứng và buồng trứng, làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn hoặc dẫn đến mang thai ngoài tử cung (thai nhi phát triển trong ống dẫn trứng). Viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa!

Triệu chứng thường gặp Viêm vùng chậu ở nữ giới

Những triệu chứng và dấu hiệu viêm vùng chậu là gì?

Triệu chứng bệnh viêm vùng chậu là gì?
Triệu chứng bệnh viêm vùng chậu là gì?

dấu hiệu viêm vùng chậu là gì

Viêm vùng chậu do gây ra có thể không biểu hiện triệu chứng gì. Một số phụ nữ thậm chí không hề nhận ra mình bị viêm vùng này cho đến khi khó có thai hoặc bệnh diễn tiến thành đau vùng chậu mãn tính. Các triệu chứng của viêm vùng chậu có thể nhẹ hoặc nặng, bao gồm:

Đau vùng bụng dưới

Đau bụng là triệu chứng ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Đau bụng ở phụ nữ được xem là phức tạp hơn hẳn, nhất là khi không kèm theo với những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Lúc này, phần phụ cần được nghĩ đến nếu người phụ nữ bị đau vùng bụng thấp kèm các triệu chứng bất thường phụ khoa.

Đau ở vùng bụng dưới được xem như là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý viêm vùng chậu. Cơn đau có thể chỉ được mô tả mơ hồ như là có một áp lực âm ỉ đặt lên vùng trên xương mu hoặc đôi khi có mức độ đau quặn dữ dội từng cơn.

Trong bệnh cảnh mạn tính, cơn đau có thể nhẹ nhưng xuất hiện mọi lúc trong ngày. Có thể cơn đau không có cường độ bằng các lần thống kinh trong chu kỳ kinh nguyệt, một cảm giác khó chịu âm ỉ kéo dài vẫn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày của bạn.

Ngược lại, trong viêm vùng chậu cấp tính hay vỡ khối áp xe, cơn đau có thể dữ dội khiến người bệnh không di chuyển được, không có tư thế giảm đau hay phải liên tục vật vã vì đau đớn. Lúc này, bạn không thể trì hoãn mà ngay lập tức đến phòng cấp cứu. Đôi khi các trường hợp này cần đến phẫu thuật khẩn để tránh nguy kịch tính mạng.

Viêm vùng chậu cấp tính gây ra những cơn đau bụng dữ dội

Đau vùng chậu khi giao hợp

Đau khi giao hợp là biểu hiện không hoàn toàn bình thường. Một số phụ nữ có thể cảm thấy xấu hổ khi đề cập đến cảm giác đau khi sinh hoạt tình dục vì cho rằng đó là vấn đề tâm lý thay vì các bất thường về mặt thể chất. Trong khi đó, thay vì đau vùng bụng dưới liên tục, đau vùng chậu khi quan hệ tình dục cũng là triệu chứng phổ biến của viêm vùng chậu. Điều đó nói rằng, việc quan hệ tình dục đã có thể là một yếu tố gây đau đớn trước khi có những diễn tiến nặng nề hơn.

Đau vùng lưng dưới

Biểu hiện đau vùng lưng dưới khi bị viêm vùng chậu
Biểu hiện đau vùng lưng dưới khi bị viêm vùng chậu

Một số phụ nữ thường có cảm giác ê ẩm nhẹ vùng lưng dưới khi vào chu kỳ kinh nguyệt và sẽ chấm dứt khi sạch kinh. Điều này là hoàn toàn bình thường. Ngược lại, nếu bạn phải chịu đựng cơn đau như thế này trong suốt chu kỳ hoặc cơn đau có khuynh hướng dữ dội hơn trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên thăm khám bác sĩ phụ khoa.

Dù rằng cảm giác đau vùng lưng dưới có thể lầm lẫn với các bệnh lý tại thận hoặc gan, việc thăm khám và tìm kiếm nguyên nhân, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán là điều cần làm sớm.

Rối loạn kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt ở một phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh xuất hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba hoặc ngày thứ năm của chu kỳ.

Trong trường hợp lượng máu kinh nhiều hơn bình thường hoặc ra máu kéo dài như rong kinh, rong huyết có thể là triệu chứng của viêm vùng chậu.

Dịch âm đạo bất thường

Giữa các chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo thường có dịch sinh lý nhằm mục đích giữ ẩm và tự làm sạch. Thông thường lượng dịch này rất ít, không màu và không mùi nên khó nhận biết.

Nếu người phụ nữ thấy dịch tiết âm đạo có số lượng nhiều, màu sắc bất thường, có mùi khó chịu hoặc tanh hôi dù vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ thì đây vẫn là dấu hiệu của nhiễm trùng. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi quan hệ tình dục.

Rối loạn phản xạ tiểu tiện

Các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa có thể có tác nhân đến từ niệu đạo, hệ tiết niệu nói chung. Phản xạ khiến người phụ nữ phải đi tiểu thường xuyên, tiểu lắt nhắt, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và cả khó tiểu có thể là triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu.

Nếu một người bị nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại, nhiễm trùng tiểu không chữa dứt thì vấn đề viêm vùng chậu kèm theo là khó loại trừ.

Có đáp ứng viêm toàn thân

Nếu người phụ nữ không có bất kỳ một triệu chứng viêm vùng chậu nào trong các triệu chứng trên trong khi vẫn có các triệu chứng giống như cúm như chán ăn, lừ đừ, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt cao, sưng hạch bạch huyết hay chỉ là cảm giác khó chịu mơ hồ chung chung trong khi không tìm thấy các ổ viêm nhiễm từ các cơ quan khác thì phần phụ cần phải nghĩ đến.

Có không ít các trường hợp khi chính các đáp ứng viêm toàn thân kể trên là dấu hiệu báo động cho viêm vùng chậu, nhất là các tình huống viêm mạn tính hay tác nhân âm thầm như lao, nấm...

Vô sinh

Theo nhiều thống kê là có đến một tỷ lệ khoảng 10 đến 15% phụ nữ mắc bệnh viêm vùng chậu gặp phải tình trạng vô sinh. Ngoài ra, ngay cả khi bạn đã được điều trị bệnh viêm vùng chậu cũng như bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn vẫn có thể bị vô sinh. Không ít phụ nữ chỉ phát hiện ra họ mắc vấn đề này sau khi xét nghiệm vô sinh.

Bởi lẽ phản ứng viêm nhiễm sẽ khiến cấu trúc lẫn chức năng cơ quan thay đổi, cản trở việc rụng trứng, thụ tinh và làm tổ, việc điều trị dứt điểm viêm vùng chậu trước khi tiến hành can thiệp hỗ trợ vô sinh là điều cần thiết. Hơn nữa, điều trị bằng kháng sinh chỉ nhắm mục tiêu nhiễm trùng, không gây ảnh hưởng gì đến buồng trứng, ống dẫn trứng cũng như khả năng sinh sản sau này.

Và một số biểu hiện triệu chứng khác:

Sốt

Xuất hiện khí hư bất thường hoặc lượng nhiều, nặng mùi

Cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, đôi khi lạnh run

Đi tiểu thường xuyên và cảm thấy đau khi đi tiểu

Buồn nôn hoặc ói mửa

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi bạn xuất hiện các triệu chứng trên hoặc có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng cơ thể của mình. Nếu bạn ngại đi khám và giấu bệnh, bệnh sẽ càng nặng và càng khó chữa. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu

Nguyên nhân gây ra viêm vùng chậu là gì?

Nguyên nhân thường do quan hệ không an toàn với người mắc bệnh lậu, chlamydia hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác (STDs). Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể khi hàng rào bảo vệ cơ quan sinh sản là cổ tử cung bị mở như:

Phá thai

Sinh em bé

Sẩy thai

Đặt vòng tránh thai

Được thực hiện các thủ thuật có đưa dụng cụ vào lòng tử cung.

Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và kéo dài, bao gồm:

Vô sinh: Cứ 10 phụ nữ mắc bệnh viêm vùng chậu thì có một người bị vô sinh. Nguyên do là vì bệnh có thể để lại sẹo trên ống dẫn trứng. Vết sẹo này nhiều khả năng sẽ gây tắc ống dẫn trứng và ngăn cản sự thụ tinh.

Mang thai ngoài tử cung: Trứng sau khi được thụ tinh, trên đường di chuyển vào tử cung có khả năng bị chặn lại bởi các vết sẹo gây ra bởi viêm vùng chậu. Hậu quả, trứng thụ tinh sẽ bắt đầu phát triển ngay trong ống dẫn trứng. Tình trạng này gọi là mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm đối với thai phụ. Theo đó, ống dẫn trứng có thể vỡ do áp lực phát triển từ bào thai, gây chảy máu vào khoang bụng và xương chậu, đe dọa tính mạng sản phụ. Nếu tình trạng mang thai ngoài tử cung không được chẩn đoán sớm, khi nguy kịch cần phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp.

Đau xương chậu mãn tính: Bệnh có thể dẫn đến những cơn đau ở vùng chậu kéo dài trong nhiều năm.

Nguy cơ mang thai ngoài tử cung do viêm vùng chậu

Nguy cơ mắc phải viêm vùng chậu

Những ai dễ mắc phải bệnh viêm vùng chậu?
Những ai dễ mắc phải bệnh viêm vùng chậu?

Bệnh viêm vùng chậu thường gặp ở phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau hoặc đã từng bị một số bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu bao gồm:

Quan hệ tình dục từ khi còn rất trẻ

Quan hệ tình dục với người bị lậu hoặc nhiễm chlamydia

Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người khác nhau

Đã từng bị viêm vùng chậu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) trước đây

Đặt vòng tránh thai, thường xảy ra trong vòng 3 tuần đầu sau khi đặt vòng

Thụt rửa âm đạo thường xuyên

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu như thế nào?
Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu như thế nào?

Để xác định khả năng mắc bệnh viêm vùng chậu, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn và các vấn đề liên quan, bao gồm thói quen sinh hoạt tình dục và phương pháp tránh thai đang sử dụng. Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn sẽ cần thực hiện thăm khám phụ khoa để xác định vấn đề đang xảy ra ở cơ quan sinh sản. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch tiết từ cổ tử cung của bạn để kiểm tra khả năng mắc bệnh lậu và chlamydia. Ngoài ra, bạn có thể phải làm xét nghiệm máu, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung và thậm chí là nội soi.

Khám mắt

Thăm khám và sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa

Điều trị viêm vùng chậu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương tiện y tế dùng để chẩn đoán viêm vùng chậu là gì?

Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm vùng chậu

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng, khám vùng chậu và xét nghiệm. Xét nghiệm máu giúp kiểm tra có nhiễm trùng hay không. Xét nghiệm cấy vi khuẩn cổ tử cung âm đạo.

Đôi khi, các triệu chứng của PID có thể giống với các triệu chứng của thai ngoài tử cung nên bác sĩ cần phải chẩn đoán phân biệt được bệnh nào đang gây ra triệu chứng.

Ngoài ra, các phương pháp đánh giá khác bao gồm siêu âm vùng chậu hoặc chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Những phương pháp dùng để điều trị viêm vùng chậu là gì?

Điều trị sớm là hiệu quả nhất, trước khi nhiễm trùng lây lan. Bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh dùng để uống hoặc tiêm. Một số nhiễm trùng có thể cần phải nhập viện và truyền kháng sinh.

Nếu kháng sinh không điều trị được các ổ áp xe quanh ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, hoặc ổ áp xe bị vỡ, bác sĩ có thể phải phẫu thuật (thường là phẫu thuật nội soi) để dẫn lưu mủ.

Ngoài ra, bạn tình của bạn cũng cần phải điều trị nếu họ bị nhiễm bệnh. Bạn cần phải thực hiện quan hệ tình dục an toàn (như đeo bao cao su) để tránh lây hoặc nhiễm bệnh.

Các biến chứng của viêm vùng chậu

Biến chừng của bệnh viêm vùng chậu ảnh hưởng đến tử cung phụ nữ như thế nào
Biến chừng của bệnh viêm vùng chậu ảnh hưởng đến tử cung phụ nữ như thế nào

Viêm vùng chậu kéo dài không điều trị sẽ tạo ra sẹo hoặc ổ áp xe trên ống dẫn trứng. Điều này gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở cơ quan sinh sản.

Biến chứng từ những tổn thương này bao gồm:

Thai ngoài tử cung: Sẹo trên ống dẫn trứng sẽ ngăn cản trứng đã thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Thay vào đó, trứng sẽ làm tổ ngay tại vòi trứng, hậu quả là tạo thành khối nguy cơ chảy máu đe dọa tính mạng và phải phẫu thuật cấp cứu.

Vô sinh: Bạn càng viêm vùng chậu nhiều lần, nguy cơ bị vô sinh càng cao. Việc chậm điều trị viêm vùng chậu cũng làm tăng nguy cơ bị vô sinh hơn.

Đau vùng chậu mãn tính: gây đau kéo dài nhiếu tháng, nhiều năm. Sẹo tại vòi trứng có thể gây đau vùng chậu mỗi khi hành kinh hoặc khi rụng trứng.

Áp xe tai vòi – buồng trứng: thường ổ áp xe nằm ở tai vòi, buồng trứng. Cũng có khi ổ áp xe nằm trong tử cung hoặc những cơ quan khác vùng chậu. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm tính mạng vì nhiễm trùng lan rộng.

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Ngay khi bạn có một trong những bất thường, nhất là bạn cũng có các yếu tố nguy cơ kể trên, dù là bất thường ở mức độ nhẹ nhất, cũng cần đi thăm khám phụ khoa sớm.

Hoặc là khi bạn đã cố gắng thụ thai trong hơn một năm, ngay cả khi bạn không có các yếu tố hoặc triệu chứng nguy cơ vô sinh khác, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và tầm soát khả năng viêm vùng chậu tiềm ẩn. Nếu thực sự mắc bệnh, cần sớm lên kế hoạch điều trị. Nếu càng trì hoãn, bạn càng có nhiều khả năng bị tổn thương cơ quan sinh sản hơn, càng giảm khả năng có thai và sinh con.

Ngược lại, nếu bạn gặp các triệu chứng viêm vùng chậu cấp tính, như sốt cao, nôn mửa, ngất xỉu hoặc đau dữ dội, bạn phải đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức. Vì viêm vùng chậu cũng có thể diễn tiến như là một bệnh lý nghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm tính mạng và có khả năng gây tử vong nếu không can thiệp sớm.

Viêm vùng chậu là một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Tương tự các bệnh lý viêm nhiễm tại các cơ quan khác, người phụ nữ cần nắm rõ các dấu hiệu trên và biết cách theo dõi tình trạng sức khỏe của chính mình, thăm khám sớm đúng chuyên khoa, tránh những di chứng về sau.

Phòng Khám Phụ Khoa Biên Hòa Đồng Nai cung cấp cho khách hàng nữ Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa. Gói khám này giúp khách hàng sớm phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó điều trị bệnh dễ dàng, không tốn kém. Đồng thời, gói dịch vụ khám phụ khoa của Vinmec cũng giúp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu như thế nào?

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa và hạn chế diễn tiến nặng lên của bệnh?

An toàn tình dục với bao cao su
An toàn tình dục với bao cao su

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

♦ Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

♦ Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

♦ Bạn và bạn tình nên cùng điều trị để không lây bệnh cho nhau.

♦ Quan hệ tình dục an toàn.

♦ Báo bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc không được cải thiện trong vòng 48 giờ điều trị như bị sốt cao hơn hoặc cơn đau vùng chậu nặng hơn.

Bạn có thể giảm bớt nguy cơ viêm vùng chậu nếu thực hiện như sau:

Quan hệ tình dục an toàn

Xét nghiệm kiểm tra bệnh lây qua đường tình dục

Tránh thụt rửa âm đạo

Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây lan vào cơ quan sinh dục tử đường hậu môn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Địa chỉ uy tín khám và điều trị viêm vùng chậu hiệu quả Biên Hòa

Trên đây là những thông tin về Viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa mà chị em rất quan tâm. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn liên hệ ngay Phòng Khám Phụ Khoa Biên Hòa Đồng Nai

Địa chỉ 203A, đường Phạm Văn Thuận, KP.1, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai

 ► Hotline 0251 381 9288

 ► Zalo 0785.720.270

 ► Địa chỉ: 203A, đường Phạm Văn Thuận, KP.1, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai.

Chị em có thể liên hệ trực tiếp trong khung chat với Phòng Khám Phụ Khoa Biên Hòa Đồng Nai bên dưới! Mọi thông tin liên hệ tư vấn sẽ được Phòng khám bảo mật tuyệt đối.

Các bài viết của Phòng Khám Phụ Khoa Biên Hòa Đồng Nai chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Phòng Khám Phá Thai Biên Hòa